Mục tiêu phát triển Đà Nẵng trong bối cảnh mới đặt hàng nguồn nhân lực như thế nào ? bài 2

Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng, TS Hồ Kỳ Minh và Phó GS.TS Đoàn Quang Vinh – Hiệu trưởng trường Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng khen thưởng thành tích các bạn tân Sinh viên là Thủ khoa ngành, thủ khoa Trường (mùa khai giảng năm học 2020-2021).

(DSA) – Nguồn nhân lực luôn được xem là một trong những điều kiện quan trọng tạo nên sức hấp dẫn của một môi trường đầu tư. là lãnh đạo IPA, Chị thường xuyên nhận được những câu hỏi (như thế nào) của nhà đầu tư liên quan đến nguồn nhân lực (khi họ muốn đầu tư vào địa bàn Đà Nẵng)?

Chị Đỗ Thị Quỳnh Trâm:
Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng được các nhà đầu tư quan tâm hàng đầu khi đưa ra quyết định đầu tư. Tùy theo lĩnh vực và quy mô dự án đầu tư, các nhà đầu tư sẽ có các câu hỏi liên quan đến chất lượng cơ sở đào tạo, ngành nghề dự kiến tuyển dụng, số lượng lao động hiện có trên thị trường, tỷ lệ cơ cấu lao động theo ngành nghề, mức lương cơ bản, các kênh tư vấn tuyển dụng, môi trường sống và làm việc cho người lao động, dự báo nguồn cung ứng lao động của thành phố trong tương lai…

Đối với những nhà đầu tư đã triển khai dự án, dự án đã đi vào hoạt động, IPA có nhận được ý kiến của nhà đầu tư liên quan đến nguồn nhân lực (ví dụ: khó tuyển dụng nhân sự đúng theo yêu cầu ; tuyển dụng xong phải đào tạo lại ; nhân lực tại chỗ còn yếu về kỹ năng ngoại ngữ, giao tiếp, tinh thần trách nhiệm – kỷ luật làm việc, …). Điều nay tôi đã nhấn mạnh như một lưu ý đặc biệt cho các bạn trẻ đã, đang và sẽ tham gia thị trường lao động

Bên cạnh đó, nhà đầu tư cũng đã có những ngợi khen gì về chất lượng nguồn nhân lực tại địa bàn Đà Nẵng …
Chị Đỗ Thị Quỳnh Trâm:
Trong thời gian qua, IPA nhận được các phản hồi khá tốt của các nhà đầu tư liên quan đến chất lượng nguồn nhân lực tại thành phố. Các nhà đầu tư đánh giá lao động thành phố Đà Nẵng có các thế mạnh về sự cần cù, chăm học hỏi, tiếp nhận kiến thức mới.

Sinh viên Khoa Hóa trường Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng trong giờ thực hành.

Lực lượng lao động theo kết quả điều tra lao động việc làm 6 tháng đầu năm 2019 của Đà Nẵng ước khoảng 588.200 người, chiếm 52% trên tổng dân số toàn thành phố, phân bổ chủ yếu ở khu vực đô thị và được đào tạo cơ bản, có trình độ chuyên môn kỹ thuật đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực của các doanh nghiệp tại thành phố và khu vực miền Trung.

Trình độ học vấn và trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động đang dần được cải thiện.

Tuy nhiên, điều phải thẳng thắn nhìn nhận nhiêm túc là nguồn nhân lực của thành phố còn khá hạn chế cả về quy mô và chất lượng. Cơ cấu lao động qua đào tạo phân bố không đồng đều, tập trung tại một số ngành dịch vụ (du lịch, thương mại, tư vấn…), thiếu nhiều ở các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ công nghệ cao, y dược… Thiếu lao động kỹ thuật trình độ cao cung cấp cho các doanh nghiệp thuộc các ngành kinh tế mũi nhọn, ngành kinh tế trọng điểm.

Một số ngành, vị trí việc làm phải được đào tạo mới lại tại các doanh nghiệp, nhà máy. Phần lớn các doanh nghiệp FDI đều chia sẻ rằng họ rất cần lao động có tay nghề cao, biết ngoại ngữ, có tinh thần ham học hỏi và kỷ luật lao động.

Là lãnh đạo IPA Đà Nẵng, chị Quỳnh Trâm gửi gắm (đề xuất) gì với cơ sở đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (của thành phố Đà Nẵng), nâng yếu tố “chất lượng nguồn nhân lực” trở thành điều kiện hấp dẫn đối với nhà đầu tư … (ví dụ: Đổi mới phương pháp, nội dung đào tạo ; về tăng cường thời lượng đi thực tế tại doanh nghiệp ; bảo đảm kỹ năng sử dụng ngoại ngữ, cũng như các kỹ năng về kỷ luật lao động, thái độ trách nhiệm, tinh thần phục vụ doanh nghiệp, cộng đồng…)

Chị Đỗ Thị Quỳnh Trâm:
Trong bối cảnh hiện nay, nguồn nhân lực chất lượng cao là “chìa khóa” hữu hiệu để cạnh tranh và hội nhập quốc tế.

Đối với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thành phố khuyến khích các cơ sở đào tạo, doanh nghiệp liên kết, hợp tác xây dựng và nâng cao chất lượng chương trình đào tạo, thực tập.

Trong năm 2019, thành phố đã tổ chức “Tọa đàm liên kết phát triển nguồn nhân lực và đổi mới khoa học công nghệ” với mục tiêu tạo diễn đàn khởi nguồn cho sự kết nối giữa công tác tuyển sinh, đào tạo của các trường đại học, cao đẳng, cơ sở đào tạo nghề và nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp, cũng như liên kết phát triển khoa học và công nghệ giữa cơ sở giáo dục đại học với cộng đồng doanh nghiệp và chính quyền.

Một số chương trình hợp tác đào tạo có hiệu quả, kịp thời giữa doanh nghiệp với nhà trường đã và đang tạo nên cơ sở tích cực cho nhà đầu tư triển khai các dự án tại thành phố.

Phó GS.TS Đoàn Quang Vinh – Hiệu trưởng trường Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng tri ân các doanh nghiệp đã ưu ái tài trợ học bổng và tạo điều kiện để sinh viên đến thực tập.

Trong thời gian đến, mong muốn các cơ sở đào tạo phát huy hơn nữa sự chủ động, tích cực phối hợp trực tiếp với doanh nghiệp, nhà đầu tư để hiểu rõ hơn nhu cầu thị trường, từ đó nghiên cứu, xây dựng chương trình giảng dạy, thực tập phù hợp cho sinh viên.

Việc hợp tác với các trường đại học, cơ sở đào tạo nước ngoài để xây dựng các chương trình đào tạo theo chuẩn quốc tế cũng rất cần thiết để sinh viên có thể sẵn sàng, tự tin gia nhập thị trường lao động quốc tế với các yêu cầu ngày càng cao và khắt khe.

Trân trọng cảm ơn Chị.

T.Ngọc thực hiện

Quay lại bài đầu
Chất lượng nguồn nhân lực quyết định yếu tố hấp dẫn của môi trường đầu tư vào Đà Nẵng, bài 1